© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 36: Các phương pháp chọn lọc

Thứ sáu - 13/04/2018 23:42
Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 
1. Chọn lọc hàng loạt là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
 
2. Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. Do đó, kiểu gen của mỗi cá thể được kiểm tra.
 
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
 
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
 
+ Hãy cho biết:
 
Chọn lọc hàng loại lần 1 và chọn lọc lần 2 giống và khác nhau như thế nào?
 
+ Giống nhau: Chọn lọc hàng loạt lần 1 và lần 2 giống nhau về trình tự.
 
+ Khác nhau: Ở chọn lọc lần 2, trên ruộng chọn giống năm II người ta gieo trồng giống chọn hàng loạt để chọn các cây ưu tú.
 
Có hai giống lúa thuần được tạo ra đã lâu: giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, còn giống lúa B có sự khác khá rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại hai đặc điểm tốt ban đầu của hai giống nói trên? Cách tiến hành trên từng giống như thế nào? Hình thức chọn lọc hàng loạt lần 1 thích hợp với giống lúa A.
 
Chọn lọc hàng loạt hai hoặc nhiều lần thích hợp với giống lúa B.
 
B. Phần câu hỏi và bài tập
 
I. Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?
 
- Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần tiến hành như sau:
 
+ Năm thứ nhất (năm I) người ta gieo trồng giống ban đầu để chọn lọc các cây ưu tú, phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt cúa các cây Ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm II).
 
+ Ở năm II, so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt, được gọi là “giống chọn hàng loạt” với giống ban đầu và giống đối chứng (giống tốt đang được sử dụng đại trà trong sản xuất).
 
+ Qua đánh giá so sánh, nếu giống chọn hàng loạt đã đạt yêu cầu đặt ra, hơn hẳn giống ban đầu thì không cần chọn lần 2.
 
+ Nếu giống mang chọn lọc thoái hóa nghiêm trọng, không đồng nhất về chiều cao và khả năng sinh trưởng... thì tiếp tục chọn lọc lần 2, cho đến khi nào vượt được giống ban đầu.
 
+ Chọn lọc hàng loạt có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi. 
 
+ Hình thức chon lọc hàng loạt có nhược điểm là chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.
 
2. Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu, nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?
 
Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như sau:
 
+ Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu, người ta chọn ra những cá thể tốt nhất, hạt của mỗi cây được gieo riêng từng dòng để so sánh (năm II).
 
+ Ở năm II, người ta so sánh các dòng với nhau, so với giống gốc và giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất, đáp ứng mục tiêu đặt ra. Trường hợp còn chưa đạt yêu cầu thì tiến hành chọn lọc cá thể lân 2.
 
Chọn lọc cá thể phối hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây