© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng tin học 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (Tiết 1)

Chủ nhật - 30/09/2018 10:46
Bài giảng tin học 8 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (Tiết 1)
      Tuần 4                                                                                     Ngày soạn :26/9/2018
      Tiết 7                                                                                      Ngày dạy : 28/9/2018
 
BÀI 3 : CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm dữ liệu và kiểu dữ liệu.
- Biết một số phép toán với kiểu dữ liệu số
2. Kĩ năng:
- Chuyển được một biểu thức toán học sang dạng Pascal.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:  KHDH, chuẩn KTKN, SGK, máy tính, , bảng phụ
2. Học Sinh: SGK, xem trước bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số: 2’
- Ổn đình trật tự: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ:
3.  Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu dữ liệu và kiểu dữ liệu (15’)
- Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau.
? Các kiểu dữ liệu thường được xử lí như thế nào.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- Các ngôn ngữ lập trình định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản.
+ Các kiểu dữ liệu thường được xử lí theo nhiều cách khác nhau.
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
- Một số kiểu dữ liệu thường dùng:
* Số nguyên, số thực, xâu kí tự
   Em hãy cho ví dụ ứng với từng kiểu dữ liệu?
Học sinh cho ví dụ theo yêu cầu của giáo viên.
Bài 3
CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu:
 
- Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau.
- Một số kiểu dữ liệu thường dùng: (sgk)
* Số nguyên.
* Số thực.
* Xâu kí tự
 
VD:  (SGK)
 
Chú ý: Dữ liệu kiểu  kí tự và kiểu xâu trong Pascal được đặt trong cặp dấu nháy đơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép toán với dữ liệu kiểu số (22’)
GV: Giới thiệu một số  phép toán số học trong Pascal như: cộng, trừ, nhân, chia.
* Phép DV : Phép chia lấy phần dư.
* Phép MOD: Phép chia lấy phần nguyên.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa => Quy tắt tính các biểu thức số học.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa => đưa ra quy tắt tính các biểu thức số học:
- Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước.
- Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước.
- Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thư tự từ trái sang phải.
GV chia nhóm HS và yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 4 (SKG trang 26) lên bảng phụ
GV cho các nhóm nhận xét bài làm của nhau sau đó GV nhận xét và sửa bài của các nhóm để HS ghi
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số:
Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal:

VD:  (SGK)
 
Bài tập 1:
+                   à a/b +c/d
ax+ bx + c         à a*x*x +b*x +c
 - (b+2)         à 1/x – a/5*(b+2)
(a2 +b)(1+c)3              à (a*a +b)*(1+c)
Hoạt động 3 : củng cố (3’)
H : Nhắc lại những kiến thức cần đạt được trong bài.
G : Chốt lại những kiến thức trọng tâm trong bài.
 
4. Hướng dẫn về nhà (2’)
Đọc trước các phần tiếp theo
          - các phép so sánh
          - giao tiếp giữa người và máy tính

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây