© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng tin học 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiết 2)

Chủ nhật - 30/09/2018 11:26
Bài giảng tin học 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiết 2)
  Tuần 8                                                                                  Ngày soạn :24/10/2018
  Tiết 15                                                                                 Ngày dạy : 27/10/2018

 
SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giới thiệu biến trong chương trình.
2. Kĩ năng:
- Biết được: biến là công cụ trong lập trình.
- Biết được cách khai báo biến trong chương trình Pascal
- Biết cách sử dụng bến trong chương trình.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - KHDH, chuẩn KTKN, SGK, SGV, máy tính, , bảng phụ
2. Học sinh:         SGK., kiến thức bài cũ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số: 2’
- Ổn đình trật tự: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
3.  Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1 :Tìm hiểu cách sử dụng biến trong chương trình (17’)
Các thao tác có thể thực hiện với biến là:
- Gán giá trị cho biến
- Tính toán với giá trị của biến.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
Câu lệnh gán giá trị trong các ngôn ngữ lập trình thường có dạng như thế nào?
Câu lệnh gán giá trị trong các ngôn ngữ lập trình có dạng:
Tên biến <= Biểu thức cần gán giá trị cho biến
Hãy nêu ý nghĩa của các câu lệnh sau:
x:=12;
 
x:=y;
 
x:=(a+b)/2;
x:=x+1;
 
HS:
- Gán giá trị số 12 vào biến nhớ x
- Gán giá trị đã lưu trong biến nhớ Y vào biến nhớ X
- Thực hiện phép toán tính trung bình cộng hai giá trị nằm trong hai biến nhớ a và b. Kết quả gán vào biến nhớ X
- Tăng giá trị của biến nhớ X lên một đơn vị. Kết quả gán trở lại vào biến X.
3. Sử dụng biến trong chương trình:
 
- Muốn dùng biến ta phải thực hiện các thao tác :
+ Khai báo biến thuộc kiểu nào đó.
 
+ Nhập giá trị cho biến hoặc gán giá trị cho biến.
+ Tính toán với giá trị của biến.
- Lệnh để sử dụng biến  :
+ Lệnh nhập giá trị cho biến từ bàn phím :
          Readln(tên biến);
+ Lệnh gán giá trị cho biến :
Tên biến := Biểu thức cần gán giá trị cho biến;
 
Lệnh
X:=12;
Ý nghĩa
Gán giá trị số 12 vào biến nhớ X.
X:=Y;
Gán giá trị đã l­ưu trong biến nhớ Y vào biến nhớ X.
 
X:=(a+b)/2;
Thực hiện phép toán tính trung bình cộng hai giá trị nằm trong hai biến nhớ ab. Kết quả gán vào biến nhớ X.
 
X:=X+1;
Tăng giá trị của biến nhớ X lên 1 đơn vị, kết quả gán trở lại biến X
Hoạt động 2 : Tìm hiều hằng trong chương trình.(20’)
- Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- Ví dụ về khai báo hằng:
Const pi = 3.14;
Bankinh = 2;
Trong đó:
- Const ?
- pi, bankinh ?
HS:
- Const: là từ khoá để khai báo hằng
- pi, bankinh: là các hằng được gán giá trị tương ứng là 3.14 và 2.
4. Hằng:
 
- Hằng là đại l­ợng để l­u trữ dữ liệu và có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
- Cách khai báo hằng :
Const    tên hằng =giá trị của hằng ;
Ví dụ :
b4,3

 
Hoạt động 3 : củng cố kiến thức (3p)
GV : yêu cầu học sinh đọc lại khái niệm Biến và Hằng .
Phân biệt giữa biến và hằng .
 
4. hướng dẫn về nhà
- Học bài kết hợp SGK
- Làm bài tập SGK trang 33

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây