© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng tin học 8 - Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1)

Chủ nhật - 07/10/2018 12:08
Bài giảng tin học 8 - Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1)
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết được khái niệm mảng một chiều
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng
2. Kỹ Năng
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
-Giáo án, máy chiếu,sgk.
2. Học sinh: 
-Ôn tập cú pháp câu lệnh lặp, cách khai báo biến, hằng.
III - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1 : dãy số và biến mảng (20’)
GV: Đưa ví dụ 1 SGK để giới thiệu cho học sinh c¸ch sử dụng biến mảng như thế nào
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Phân tích bài toán để học sinh hiểu rõ hơn vấn đề
Ví dụ 1. Trong Pascal ta cần nhiều câu lệnh khai báo và nhập dữ liệu dạng sau đây, mỗi câu lệnh tương ứng với điểm của một học sinh:
 
 
 
 
 
 
 
GV: để giải quyết các vấn đề trên chúng ta cần có dữ liệu gì:
HS: Biến mảng
 
GV: Việc sắp xếp thứ tự như thế nào?
HS: Bằng cách gán gán cho mỗi phần tử 1 chỉ số
 
 
GV: Giá trị của mảng như thế nào?
HS: Là một biến nguyên
 

1. Dãy số và biến mảng

Các câu lệnh khai báo và nhập dữ liệu:
Var Diem_1, Diem_2, Diem_3,… : real;
Read(Diem_1); Read(Diem_2), Read(Diem_3);
Nếu số học sinh trong lớp càng nhiều thì đoạn khai báo và đọc dữ liệu trong chương trình càng dài.
Giả sử chúng ta có thể lưu nhiều dữ liệu có liên quan với nhau (như Diem_1, Diem_2, Diem_3,... ở trên) bằng một biến duy nhất và đánh "số thứ tự" cho các giá trị đó, ta có thể sử dụng quy luật tăng hay giảm của "số thứ tự" và một vài câu lệnh lặp để xử lí dữ liệu một cách đơn giản hơn, chẳng hạn:
  • Với  i = 1 đến 50: hãy nhập Diem_i;
  • Với  i = 1 đến 50: hãy so sánh Max với Diem_i;
- Để giải quyết vấn đề trên Pascal cung cấp một kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng.
- Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng thì biến dó được gọi là biến mảng.

b9
Hình 40
 

Hoạt động 2 : ví dụ về biến mảng (20’)

GV: Giới thiệu các cách khai báo biến mảng.
Cách khai báo trực tiếp biến mảng một chiều.
Khai báo gián tiếp biến mảng qua kiểu mảng một chiều.
 
GV: Giải thích các thành phần trong 2 cách khai báo biến mảng.
 
GV: sử dụng một số ví dụ để luyện tập về khai báo mảng một chiều và giải thích số lượng phần tử, kiểu phần tử của từng biến mảng tương ứng với mỗi ví dụ.
GV: Gọi HS rút ra cách khai báo mảng trong Pascal.
 GV: Yêu cầu HS đọc VD 2 (Tr76 SGK). Đưa ra cách khai báo và sử dụng biến mảng.
? Cách khai báo và sử dụng biến mảng như vậy có lợi gì?
- GV: Giới thiệu câu lệnh lặp sử dụng biến mảng để so sánh điểm của mỗi HS so với 1 giá trị nào đó.
GV: Giới thiệu cách khai báo nhiều điểm theo từng môn học.
GV: Giới thiệu câu lệnh gán giá trị của mảng bằng câu lệnh gán.
 
- HS: Chú ý lắng nghe và  suy nghĩ.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép.
 
- HS: Nghe và ghi chép.
 
- HS: Chú ý quan sát và ghi chép.
 
- HS: Chú ý quan sát, luyện tập với các ví dụ GV đưa ra.
 
- HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS: Đọc ví dụ và ghi chép.
 
 
- HS: Trả lời câu hỏi của GV.
- HS: Chú ý quan sát và ghi chép.
 

2. Ví dụ về biến mảng

Có hai cách khai báo biến mảng
Cách 1: Khai báo trực tiếp biến mảng một chiều:
var <tên biến mảng> : array [kiểu chỉ số] of [kiểu phần tử];
Cách 2: Khai báo gián tiếp biến mảng qua kiểu mảng một chiều:
type <tên kiểu mảng> = array [kiểu chỉ số] of <kiểu phần tử>;
var <tên biến mảng>:<tên kiểu mảng>;
trong đó:
- kiểu chỉ số là một dãy số nguyên liên tục n1..n2 với n1, n2 là các hằng (hoặc biểu thức cho kết quả là số nguyên) xác định chỉ số đầu tiên và chỉ số cuối cùng (n1£n2).
- kiểu phần tử là kiểu của các phần tử mảng.
Ví dụ:
Var Chieucao: array[1...50] of real;
Var Tuoi: array [21...80] of integer;
 
 
 
Tên mảng: array [<chỉ số đầu>...<chỉ số cuối>] of <kiểu sữ liệu>
Var Diem: array  [1...50] of real;
 
 
 
- Có thể thay rất nhiều câu lệnh nhập và in dữ liệu ra màn hình chỉ bằng một câu lệnh lặp.
For i: = 1 to 50 do
If Diem[i] > 8.0 then writeln ('Gioi');
 
 
 
Var DiemToan, DiemVăn, DiemLi: array [1 ... 50] of real;
 
A[1] := 5;
A [2] := 8;
- Nhập dữ liệu từ bàn phím bằng câu lệnh lặp:
For i := 1 to 5 do readln (a[i]);

Hoạt động 3 : củng cố (3’)

GV : nhắc lại khái niệm về kiểu mảng và biến mảng
HS : chú ý và nghi nhớ

 

4. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Về nhà xem lại bài học , đọc trước phần 3. tiết sau chúng ta học tiếp.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây