© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 100 - Tập làm văn: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Thứ hai - 13/01/2020 12:00
Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 100 - Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I.  MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống – Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:          
- Rèn kĩ năng nhận diện sự việc, hiện tượng nổi bật trong đời sống để nghị luận, biết nghị luận một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thái độ học tập tốt, biết quan tâm đến các sự việc, hiện tượng trong đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo, giao tiếp, trình bày.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành luyện tập.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Thế nào là lập luận phân tích và tổng hợp?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm kiểu bài nghị luận.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 13p
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK.
? Tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống?Biểu hiện cụ thể?
HS: ( Trả lời )      
GV: Nhận xét, bổ sung.
à Thói quen kém văn hóa của những người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.

? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng đó ?
HS:  ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Bệnh lề mề có nguyên nhân từ đâu?
HS:  ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt lại:

? Bệnh lề mề có tác hại gì?
HS: ( Trả lời )


GV:  Nhận xét, bổ sung.
? Chữa bệnh lề mề bằng cách nào?
HS: ( Cách chữa )
GV: Nhận xét.
? Vì sao phải kiên quyết chữa?
HS: ( - Cuộc sống văn minh, hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng và tôn trọng và hợp tác với nhau.
        - Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa )
GV: ? Vậy, em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, chốt ý.
à Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK/21 )
HS: ( Đọc ghi nhớ)       
GV: Nhận xét. Chốt ý.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
1. Ví dụ: Văn bản:  Bệnh lề mề
2. Nhận xét:
- Bàn luận : Bệnh lề mề
- Biểu hiện :
+ Coi thường giờ giấc
+ Sai hẹn
+  Đi chậm
- Cụ thể :
+ Họp 8h mà 9h mới có mặt
+ Hội thảo 14h mà 15h  mới đến

- Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng, không biết tôn trọng người khác.
+ Ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung.
Tác hại:
+ Không bàn được công việc có đầu có cuối.
+ Làm mất thời gian của người khác.
+ Tạo ra thói quen kém văn hóa.
 - Cách chữa:
+ Tôn trọng lẫn nhau.
+ Không tổ chức các cuộc họp không cần thiết.
+ Cần tự giác đến đúng giờ.




 3. Kết luận:
- Bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội ( Đáng khên, đáng chê, đáng suy nghĩ. )


* Ghi nhớ:  ( SGK/21)
 
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: thực hành kiens thức
- Phương pháp:  thảo luận, thực hành.
- Thời gian: 15p
- Điều  chỉnh:....................................................................................................................
GV:  Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
HS: ( Suy nghĩ và trả lời )

GV: Nhận xét, chốt ý.
à Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
? Đây có phải là hiện tượng cần viết bài nghị luận không? Vì sao ?
HS: ( Suy nghĩ và trả lời )
GV: Nhận xét và kết luận.
II. Luyện tập:
    1. Bài tập 1: 
- Hiện tượng đáng khen :  HS nghèo vượt khó, tinh thần đoàn kết.
- Hiện tượng đáng chê : Nói tục, quay cóp, học  đối phó…
  2. Bài tập 2: 
- Đây là hiện tượng đáng viết vì nó là một tệ nạn đáng quan tâm của toàn XH
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Nêu đặc điểm kiểu bài nghị luận?
- Điều  chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Vậy, em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài:Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây