© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 98 - Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ (tiếp theo)

Thứ hai - 13/01/2020 11:47
Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 98 - Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi (tiếp theo)
I.  MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Thi và thấy được thể loại và bố cục của văn bản.
- Phân tích được nội dung của văn nghệ trong đời sống của con người.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc, tìm hiểu chung và phân tích văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu về văn nghệ và có cách viết văn nghị luận hay.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo, giao tiếp, trình bày.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích, gợi mở, liên hệ thực tế.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài giảng.
+ Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước các em đã được đọc và tìm hiểu về nội dụng phản ánh của văn nghệ trong phần (1) của văn bản. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản để thấy được sức mạnh kì diệu của nó đối với con người.
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS phân tích văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được nội dung-nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 22p
- Điều  chỉnh:..............................................................................................................

GV: Yêu cầu HS theo dõi vào văn bản.
? Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
HS: ( Trả lời )      




GV: Nhận xét, bổ sung.
? Lấy ví dụ từ các tác phẩm văn nghệ đã được học và đọc thêm để làm sáng tỏ?
HS:  ( VD: Ánh trăng, bài học đường đời đầu tiên…)
GV: ? Văn nghệ có liên quan đến cuộc sống như thế nào?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét.
à Chú ý phần văn bản từ “ Sự sống ấy” đến hết.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận và các hình ảnh mà tác giả đưa ra ?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Bản chất của nghệ thuật là gì?
HS: ( Bản chất của văn nghệ chứa đựng “tình yêu ghét, niềm vui buồn” của con người trong đời sống thường ngày. Nghệ thuật còn nói nhiều đến tư tưởng khô khan, trừu tượng mà lắng sâu thấm vào những cảm xúc, những nỗi niềm. )
GV: Nhận xét, chốt ý.
? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, chốt ý.


? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả?Tác dụng của nghệ thuật lập luận đó?
HS:  ( Trả lời )
GV : Nhận xét và chốt lại.
II. Phân tích văn bản
1. Nội dung của văn nghệ:
 2. Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ:
- Văn nghệ giúp ta tự nhận thức đúng bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn.
- Văn nghệ góp phần làm cho con người biến đổi, đời sống trở nên tươi mát, là món ăn tinh thần không thể thiếu giúp con người biết sống và mơ mộng.     


 


- Văn nghệ không thể xa rời cuộc sống. Nếu không có văn nghệ thì cuộc sống tinh thần thật nghèo nàn, buồn tẻ, tù túng.




- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, cảm xúc.







 3. Con đường của văn nghệ đến với người tiếp nhận:

- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
- Thông qua người nghệ sĩ mà văn nghệ đến với người đọcà Giúp con người tự nhận thức, xây dựng nhân cách và cách sống của mình.

- Nghệ thuật lập luận: Cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, sát thực, giọng văn say sưa, chân thành.
à Sức thuyết phục cao.
Hoạt động 2: HDHS tổng kết:
- Mục tiêu: Rút ra được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp:  thảo luận, thực hành.
- Thời gian: 8p
- Điều  chỉnh:....................................................................................................................

GV: ?Em có nhận xét gì về dẫn chứng và cách viết của tác giả?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.
? Nêu nội dung chính của bài?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại:
( Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. )
à Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HS: ( Đọc ghi nhớ )
GV: Kết luận lại.
III. Tổng kết:
  1. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Dẫn chứng toàn diện
- Cách viết giàu hình ảnh cảm xúc.
  2. Nội dung:







* Ghi nhớ: ( SGK/ 17 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Nêu sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Nêu giá trị nội dung văn bản?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài: Những thành phần biệt lập.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................

​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây