© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo) - Ngữ Văn 9

Thứ hai - 09/10/2017 05:45
Mục đích của bài ôn tập giúp các em tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu ôn tập phần Tập làm văn đã nêu ở cuối bài 15.
7. Văn tự sự là phần trọng tâm của chương trình Ngữ văn 9, tập một Các nội dung tự sự vừa ôn lại, vừa nâng cao. Điểm khác so với các nội dung về kiểu văn bản này thể hiện ở chỗ:

- Yêu cầu về nhận diện yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Yêu cẩu về kĩ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản.
- Thấy được vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm nghị luận: vai trò, tác dụng của đối thoại và độc thoại của việc thay đổi các hình thức người kể chuyện trong một văn bản tự sự.

8. Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố đó chỉ là những yếu tố phụ trợ, bổ sung nhằm làm nổi bật cho phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên một văn bản, người ta thường căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản. Trong thực tế, ít có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

9. Đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó.
 
TT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
 
x
x
x
x
 
2
Miêu tả
 
 
 
x
x
 
3
Nghị luận
 
x
 
x
x
 
4
Biểu cảm
x
x
x
 
 
 
5
Thuyết minh
 
x
x
 
 
 
6
Điều hành
 
 
 
 
 
 
                   
10. Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ vàn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Nhưng bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu vì:

- Đây là lần đầu học sinh mới được tiếp xúc với thể loại văn bản tự sự, do đó khi làm bài cần phải viết theo đúng bố cục ba phần đã học.
- Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành, học sinh có thể viết “phá cách” như các nhà văn.

11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã giúp rất nhiều cho việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn. Chẳng hạn, khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về Tập làm văn giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Làng của Kim Lân...

12. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp cho việc viết bài văn tự sự được thuần thục và nhuần nhuyễn hơn. Chẳng hạn, các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc... 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây