© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Văn 11, bài đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

Chủ nhật - 05/01/2020 09:40
Hướng dẫn soạn Ngữ Văn 11, bài đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh, trả lời câu hỏi SGK.
Câu hỏi 1. Mở đầu bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cành Bụt Anh (chị) hiểu câu này như thế nào? Câu này gợi cảm hứng gì cho cả bài hát nói? Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ nào?
Câu hỏi 2. Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:
Vẳng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng
Câu hỏi 3. Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc, âm thanh
ĐỌC THÊM: BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN
(Hương Sơn phong cảnh ca)
Chu Mạnh Trinh

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Câu hỏi 1. Mở đầu bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cành Bụt Anh (chị) hiểu câu này như thế nào? Câu này gợi cảm hứng gì cho cả bài hát nói? Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ nào?
Bài ca phong cảnh Hương Sơn được làm theo thể hát nói. Bài thơ được mở đầu bằng câu: Bầu trời cảnh Bụt. Câu thơ là lối so sánh ngầm; so sánh cảnh đẹp của Hương Sơn như cảnh của chốn linh thiêng, cảnh của cõi Phật. Câu thơ đã gợi được cảm hứng chủ đạo cho cả bài hát nói: ngợi ca cảnh của Hương Sơn, cảnh đẹp gợi lên sắc thái linh thiêng, tạo không khí tâm linh cho người đọc khi nhìn cảnh vật theo cái nhìn tổng quan của một du khách đứng từ xa.

Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn được hiện lên qua hai câu thơ:
Vẳng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng

Câu hỏi 2. Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:
Vẳng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng
Người xưa miêu tả cảnh thiên nhiên chủ yếu sử dụng yếu tố ước lệ. Vì vậy, hai câu thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên bằng sự cảm nhận gián tiếp, vẻ đẹp của Hương Sơn mang đậm sắc thái tôn nghiêm của Phật giáo. Tiếng chuông chùa vừa gần, vừa xa, gợi sự tĩnh lặng. Câu thơ biểu hiện nỗi thảng thốt của tâm hồn du khách khi đi giữa khung cảnh Hương Sơn mà có cảm giác như đi giữa cõi mộng. Thực và hư có cảm giác như hoà lẫn với nhau.

Câu hỏi 3. Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc, âm thanh
Bài thơ miêu tả cảnh Hương Sơn theo cái nhìn của một du khách. Đầu tiên là khung cảnh được nhìn từ xa:
Bầu trời cảnh Bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Sau đó là cảnh được miêu tả theo lối cận cảnh. Đó là âm thanh của tiếng chim hót, tiếng chuông chùa, là hình bóng lửng lơ của từng đàn cá lượn, là suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, chùa Phật Tích… Nhà thơ sử dụng lối so sánh để làm tăng thêm màu sắc rực rỡ của cảnh:
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thêm vào đó còn là lối sử dụng ẩn dụ để điểm tô cho cảnh một làn ánh sáng thiêng liêng, huyền ảo: hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây… Mặt khác, nhà thơ tả cảnh nhưng lại dùng nhiều từ chỉ trỏ: kìa, này… tức là lối ngôn ngữ giao tiếp giúp người đọc có cảm giác như mình đang đối diện với cảnh Hương Sơn… Đó chính là những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây