© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Văn 11: Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

Chủ nhật - 05/01/2020 09:42
Hướng dẫn soạn Ngữ Văn 11: Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học, gợi ý cách làm bài, dàn ý.
Bài tập 1. Phân tích một số khía cạnh nội dung..., sau đó nêu lên cảm nghĩ riêng...
Bài tập 2. Cảm nhận của anh (chị) về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam
Bài tập 3. Phân tích những biểu hiện của nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên cát…
VIẾT BÀI LÀM VĂN số 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1. Biết sử dụng các kĩ năng làm bài văn nghị luận
2. Viết được một bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm đã học có sử dụng thao tác lập luận phân tích.
B. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
Bài tập 1. Phân tích một số khía cạnh nội dung..., sau đó nêu lên cảm nghĩ riêng...
- Phân tích đề xác định yêu cầu của bài viết cảm nghĩ của chính bản thân về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Nên lưu ý từ: cảm nghĩ. Đây là từ liên quan đến thao tác lập luận phân tích và qua đó nêu cảm nghĩ của mình về đoạn trích trên các phương diện: tài năng của nhà văn trong việc tái hiện lại bức tranh hiện thực; thái độ đồng tình với tác giả về việc coi thường danh lợi…
- Lập dàn ý cho đề bài.

Bài tập 2. Cảm nhận của anh (chị) về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam
– Phân tích đề, xác định yêu cầu của bài viết:
+ Nội dung: hình ảnh người phụ nữ qua các tác phẩm: Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) – Hồ Xuân Hương, Thương vợ – Trần Tế Xương).
+ Phương pháp làm bài: để bài không yêu cầu thao tác nghị luận cụ thể nhưng người viết cần lưu ý trọng tâm là cảm nghĩ của mình về hình ảnh người phụ nữ qua các tác phẩm: vẻ đẹp tâm hồn, lòng khao khát hạnh phúc…
– Lập dàn ý cho đề bài.

Bài tập 3. Phân tích những biểu hiện của nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên cát…
– Phân tích đề, xác định yêu cầu của bài viết
Đề bài cũng không yêu cầu cụ thể về phương pháp nhưng trọng tâm ở đây là phán tích. Có thể chọn một trong hai bài: Bài ca ngắn đi trên hãi cát (Cao Bá Quát) hoặc Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) để thấy được những biểu hiện của nhân cách nhà nho chân chính.
– Lập dàn ý cho đề bài trên.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây