© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 135 - 136: Viết bài tập làm văn số 7

Thứ tư - 29/01/2020 08:43
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 135 - 136: Viết bài tập làm văn số 7
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
    - Củng cố khắc sâu kiến thức về nghị luận văn học cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
    - Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng của bản thân về một bài thơ.
2. Kĩ năng:
     - Rèn cho HS kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức văn bản, cách diễn đạt.
     - Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh trong quá trình làm bài.
3. Thái độ:
     - Giáo dục HS có ý thức tự giác, tích cực, làm bài nghiêm túc, nộp bài đúng giờ quy định.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án, đề, đáp án.
2. Học sinh: - Ôn luyện kiến thức.
3. Phương pháp: Thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1.Ổn định tổ chức:........................Vắng:............................................................
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: (90p)
A. MA TRẬN
  Mức độ


Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
1. Khái niệm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 
C1. Nêu được khái niệm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.        
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
1
1
10%
      1
1
10%
2. Bố cục bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ   C2. Nêu được yêu cầu về bố cục của bài văn.    


 
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
  1
3
30%
    1
3
30%
3. Viết bài văn nghị luận.       C3.Viết bài văn nghị luận.  
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
      1
6
60%
1
6
60%
T. Số câu:
T. Số điểm:
T. Tỷ lệ:
1
1
10%
1
3
30%
  1
6
60%
3
10
100%

B. ĐỀ BÀI
Câu 1: Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Câu 2: Nêu bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Câu 3: Cảm nhận của em về bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh?

C. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1đ)
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá cảu mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Câu 2: (3đ)
- Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:
* Mở bài:
- Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
* Thân bài:
- Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
* Kết bài:
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Câu 3: (6đ)
* Lập dàn ý:
1. Mở bài: (1đ)
- Giới thiệu bài thơ “Sang Thu”, nêu ý kiến khái quát của mình về sự biến chuyển của đất trời cuối Hạ đầu Thu trong bài thơ.
 2. Thân bài: (4đ)
+ Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ:
 - Hình ảnh, tín hiệu của mùa thu: (khổ thơ 1)
-> Tác giả cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.
- Quang cảnh đất trời khi sang thu (khổ thơ 2): nghệ thuật độc đáo-> Thể hiện sự cảm nhận tinh tế.
- Dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên và ý nghĩa của hai câu thơ kết bài. (khổ thơ 3)
3. Kết bài: (1đ)
- Khẳng định vấn đề: Với sự cảm nhận tinh tế, bằng nhiều giác quan nhà thơ đó cho ta thấy rõ sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời cuối Hạ đầu Thu.    
* Hình thức:
- Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục mạch lạc, rõ ràng.
  
4. Củng cố:
     - GV thu bài và nhận xét giờ làm bài.
     - Kiểm tra lại số lượng bài làm và rút kinh nghiệm cho HS.
  5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
     - Luyện viết lại đề bài ở nhà.
     - Đọc và chuẩn bị bài, giờ sau học chương trình địa phương: Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây