© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn luyện tập: Xưng hô trong hội thoại

Thứ năm - 28/09/2017 05:50
Hướng dẫn luyện tập: Xưng hô trong hội thoại
1. Trong thư mời của một nữ học viên người châu Âu gửi cho một vị giáo sư Việt Nam: Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự, đã có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ xưng hô: chúng ta và chúng tôi. Chúng ta là đại từ xưng hô chỉ “ngôi gộp” (tức chỉ một nhóm ít nhất gồm hai người, trong đó có cả người nói và người nghe), còn chúng tôi là đại từ xưng hô chỉ “ngôi trừ” (tức chỉ một nhóm ít nhất hai người, trong đó có người nói nhưng không gồm có người nghe).
Sở dĩ có sự nhầm lẫn này là vì có thể người nữ học viên đã dịch từ xưng hô we trong tiếng Anh sang tiếng Việt. Khi dịch như vậy, có thể dịch là chúng tôi hoặc chúng ta tùy thuộc vào tình huống.

Có thể sửa lại như sau: Ngày mai, chúng em (chúng tôi) làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.

2. Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng là chúng tôi chứ không xưng là tôi vì như vậy sẽ làm tăng thêm tính khách quan cho văn bản khoa học. Đồng thòi cũng thể hiện sự khiêm tôn của tác giả: vấn đề khoa lọc được nói đến là sản phẩm lao động, sáng tạo của nhiều người chứ không phải của riêng người viết.

3. Trong đoạn trích Thánh Gióng, cậu bé gọi mẹ theo cách gọi thông thường (mẹ - con), nhưng nói với sứ giả thì cách xưng hô lại thay đổi (ta - ông). Cách xưng như vậy cho thấy Thánh Gióng là nột đứa trẻ khác thường, đồng thời cũng cho thấy sự đảm bảo của Thánh Gióng về lời nói của mình.

4. Bài tập này yêu cầu các em phân tích cách xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn trích ở SGK, trang 40.

Vị tướng (trong đoạn trích) là một nhân vật nổi tiếng, nhưng chỉ gặp lại người thầy đã dạy mình vẫn gọi thầy, xưng em. Khi người thầy giáo già gọi ông là ngài, ông vẫn không thay đổi cách xưng hô đó. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của vị tướng đối với người thầy của mình. Thái độ này cũng thể hiện đúng tinh thần “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

5. Bài tập này yêu cầu các em đọc đoạn trích dẫn trong SGK trang 41, 42 và trả lời câu hỏi.

Trong đoạn trích, khi nói với nhân dân, Bác đã xưng là tôi và gọi nhân dân là đồng bào. Cách xưng hô như vậy tạo nên sự gần gũi, thân thiết giữa người đứng đầu Nhà nước với toàn thể nhân dân. Đây chính là điểm khác biệt trong cách xưng hô so với thời kì trước năm 1945 (người đứng đầu nhà nước thường xưng với dân chúng là trẫm), và tạo ra bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.

6. Bài tập này yêu cầu các em đọc đoạn trích dẫn trong SGK trang 41, 42 và trả lời câu hỏi.

Cách xưng hô của mỗi nhân vật trong đoạn trích Tắt đèn thể hiện rõ vị thế xã hội, thái độ và tính cách của từng nhân vật.

- Cai lệ xưng ông và gọi chị Dậu và anh Dậu là mày, thằng kia, điều này thể hiện sự hống hách, trịch thượng, luôn ra oai, tỏ ra là một kẻ bề trên.

- Chị Dậu ban đầu thì nhún nhường, nhịn nhục, hạ mình (xưng nhà cháu và gọi cai lệ là ông), nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn cách xưng hô (tôi - ông, bà - mày). Sự thay cách xưng hô của chị Dậu thể hiện sự thay đổi và hành vi ứng xử của nhân vật, thể hiện sự phản kháng mãnh liệt của con người khi bị dồn đến bước đường cùng. 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây