© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Phân tích vở kịch Tôi và Chúng ta  - Lưu Quang Vũ

Thứ bảy - 10/10/2020 10:09
Phân tích vở kịch Tôi và Chúng ta  - Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ khoảng giữa những năm sáu mươi của thế kỉ XX và từng được khá nhiều bạn đọc yêu mến. Những năm tám mươi, Lưu Quang Vũ chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Chỉ trong bảy, tám năm ông đã sáng tác khoảng năm mươi kịch bản và hầu hết đều được dàn dựng.
Kịch Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sàn diễn của rất nhiều nhà hát, đoàn nghệ thuật ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều vở đã đoạt giải cao trong các kì hội diễn sân khấu lớn, nhỏ: sống mãi tuổi 17, Nàng Xi-ta, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Tôi và chúng ta...

- Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa tập thể chung chung, phương thức quản lí lập lờ về trách nhiệm để hình thành cái “chúng ta” trong thời kì đổi mới, trong phương thức quản lí và lao động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi.

Mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta khai thác và thể hiện là quan điểm và phương thức hoạt động của phái bảo thủ và phái đổi mới. Cụ thể là:

+ Phái bảo thủ: Mọi thứ trong quá trình sản xuất như kế hoạch, biên chế, tiền lương đều do cấp trên đưa xuống, cấp dưới thi hành (chỉ tiêu biên chế trên cho..., kế hoạch sản xuất ở cấp trên...). Đại diện cho phe phái này là các nhân vật Nguyễn Chính “con người đã từng đánh đổ bốn đời giám đốc...”, trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng tài vụ.... Họ là những kẻ hám danh, ích kỉ, nịnh bợ và bảo thủ nên chỉ biết nhắm mắt làm theo lệnh của cấp trên.

+ Phái đổi mới: Chủ động việc vạch kế hoạch sản xuất, tuyển lao động, định mức lương,... coi trọng năng lực, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, chăm sóc tốt đời sống cho họ. Đại diện cho phái này: Hoàng Việt, Lê Sơn: nhân ái, vì (cuộc sống của tập thể nên nhạy bén với cái mới và kiên quyết chấp nhận đối đầu, vượt qua mọi trở lực.

+ Cái gốc của các tình huống xung đột là việc công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn trong buổi họp ở phòng giám đốc.

+ Xung đột với trưởng phòng tổ chức lao động “Chỉ tiêu biên chế trên cho chúng ta chỉ có thế...”. Với chức vụ ấy, thay vì kiểm tra định mức sản xuất của máy móc, sắp xếp công nhân phụ trách sản xuất cho hợp lí, thì trưởng phòng lao động chỉ biết thi hành lệnh của cấp trên. Làm việc thụ động và cứng nhắc đến vậy lại còn mượn cớ “quỹ lương vừa mức với kế hoạch sản xuất của xí nghiệp” để gián tiếp bảo rằng không được tuyển thêm công nhân.

+ Xung đột với phó giám đốc Nguyễn Chính: Trong tổ chức quản lí và điều hành, phó giám đốc là người sát cánh với giám đốc, cùng với giám đốc tháo gỡ mọi khó khăn trong việc phát triển sản xuất. Thế nhưng Nguyễn Chính cũng chỉ là kẻ nhắm mắt thừa hành lệnh của cấp trên. Khi được hỏi về kế hoạch sản xuất mà trưởng phòng tổ chức lao động mới trình bày, Nguyễn Chính chỉ biết trả lời là “ở cấp trên...”, và chỉ biết dựa dẫm cấp trên.

Viện cơ chế ra để gây cản trở không được thì lại cho rằng Hoàng Việt “bất chấp các quy định nghiêm ngặt của cả các cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư...”, thì lại nhắc nhở “hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chí mặc, và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy”. Rồi lại viện dẫn tới Nghị quyết của Đảng ủy xí nghiệp để bác bỏ chủ trương và kế hoạch mới.

Và tới khi nghe Hoàng Việt thông báo “đồng chí có thể xin từ chức...” thì Nguyễn Chính đã đe dọa: “Được, để rồi xem”. Tình huống xung đột đã lên tột đỉnh. Và Hoàng Việt vẫn giữ vững quan điểm, lập trường của mình đúng với “Nghị quyết Đảng ủy là đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân. Còn biện pháp thực hiện thế nào là trách nhiệm của giám đốc”. Rất dứt khoát và rất rõ ràng!

+ Xung đột với trưởng phòng tài vụ: “Chúng ta không có quỹ lương cho hợp đồng” - Không thể tuyển thêm người - Không chi tiền cho tổ sửa chữa dù đã có chữ kí của giám đốc. Hoàng Việt đã phải cảnh cáo: “Nếu không thi hành, sẽ có người khác làm thay chị...”.

+ Xung đột với quản đốc Trương: “Nếu như chúng tôi có khuyết điểm gì đồng chí có thể khiển trách kỉ luật, đằng này xưa nay phân xưởng vẫn phải có quản đốc”. - Bám víu vào cơ chế cũ, sợ mất chức tước.

+ Xây dựng hàng loạt xung đội như thế, Lưu Quang Vũ có cái nhìn toàn diện và sâu xa. Và khi đã hành động thì dứt khoát, quyết liệt và chấp nhận phải trả giá. Cái mà Hoàng Việt làm là trước hết là đầu tư con người và cái mà Hoàng Việt kiên quyết thực hiện là “ai càng làm được nhiều sản phẩm sẽ phải hưởng lương càng cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền”. Chính nhờ vậy mà Giám đốc Hoàng Việt được “mọi người hoan hô rầm rộ”, trong đó có ông Quých, bà Bộng, và nhất là kĩ sư Lê Sơn.

+ Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội vào thời kì đó là góp công phá bỏ cơ chế cứng đờ của thời bao cấp, chủ nghĩa tập thể chung chung nảy sinh tình trạng vô trách nhiệm, để hình thành cái tôi cụ thể trong công tác đối với cái chúng ta (Ban lãnh đạo xí nghiệp).

Phá vỡ chủ nghĩa hình thức bằng cách coi trọng giá trị thực tiễn, tính hiệu quả trong công việc. Từ đó, tự chủ đặt kế hoạch hoạt động rồi báo cáo với cấp trên chứ không làm theo kế hoạch do cấp trên áp đặt (các kế hoạch được đặt ra một cách ngược đời).

- Không có súng ống, không có Việt gian nhưng Tôi và chúng ta vẫn không kém phần thu hút khán giả so với vở kịch Bắc Sơn.

- Cuộc đấu trí giữa phe bảo thủ với phe đổi mới được thể hiện bằng ngôn ngữ kịch sắc bén, hợp lí đã cuốn hút người xem. Ngay từ khi vở kịch được công diễn đã góp công lớn vào những bước đầu của sự nghiệp đổi mới.

- Lưu Quang Vũ từ giã cõi đời ở tuổi sung sức, gây bao tiếc nuối trong lòng người xem.


* Ghi chú:
- Xem phần hướng dẫn bài 41
- Đoạn kịch trích từ cảnh ba có khá nhiều nhân vật. Học sinh cần đọc kĩ đoạn trích để cảm nhận ban đầu tính cách của từng nhân vật.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây